Thay đổi loại hình doanh nghiệp như là một hình thức cơ cấu lại tổ chức doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh đồng thời giải quyết những khó khăn pháp lý mà loại hình doanh nghiệp trước đó không thực hiện được. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể các hình thức chuyển đổi loại hình, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục đơn giản nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Luật Beta là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhanh chóng, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý nhất cho quý khách hàng.

1. Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp để phù hợp với quy mô và sự phát triển của nó. Sau khi chuyển đổi doanh nghiệp (sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh (giấy đăng ký doanh nghiệp), công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại công ty chuyển đổi được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.

2. Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay

Theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020, có các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
  • Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên
  • Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại.

3. Thành phần hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ chuyển loại hình doanh nghiệp gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (theo mẫu Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông (theo mẫu Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT). (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)
  • Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên, cổ đông sau khi chuyển loại hình; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi (nếu có).

Lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.

4. Cách thức & Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, Doanh nghiệp có thể trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố, nếu không có thể nộp qua cổng thông tin https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

5. Thời gian thực hiện

Trong thời hạn 03-05 ngày làm việc cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ; hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) kể từ khi nhận được hồ sơ

6. Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ.

7. Dịch vụ Tư vấn chuyển loại hình doanh nghiệp tại Luật Beta

Các tài liệu khách hàng cần cung cấp

  • Bản chụp Giấy phép kinh doanh công ty hiện tại
  • Các thông tin về chuyển đổi loại hình
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng của thành viên, cổ đông, người đại diện sau khi chuyển đổi.
  • Danh sách cổ đông hiện hữu công ty (nếu là công ty cổ phần)

Chuẩn bị hồ sơ:

Luật Beta tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin do Khách hàng cung cấp.

Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thay mặt  Khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này.
  • Hỗ trợ Khách hàng trong việc giải trình, sửa  đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng.
  • Khắc con dấu pháp nhân (nếu có)
  • Tư vấn các thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình.

Như vậy Luật Beta đã giới thiệu đến bạn thủ tục chuyển loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Bạn có thắc mắc và muốn sử dụng dịch vụ, liên hệ Luật Beta thông qua:

Hotline: 0931.206.506 – 0766.61.64.68

Emai: info.betalaw@gmail.com