Thành lập công ty đòi hỏi các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phải nắm rõ được các điều kiện và thủ tục mở công ty. Về thủ tục trình tự và hồ sơ thành lập các loại hình công ty liệu có giống nhau?  BETALAW xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty theo luật mới nhất.

I. Chọn loại hình công ty

Mỗi loại hình doanh nghiệp được quy định đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Căn cứ vào số lượng thành viên, số vốn, trách nhiệm tài sản, cơ cấu tổ chức công ty … mà cá nhân, tổ chức mở công ty cần phải suy nghĩ là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Hiện tại Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 05 loại hình công ty bao gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Như vậy, trước khi đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và mong muốn.

2. Chuẩn bị hồ sơ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được loại hình công ty phù hợp thì bước tiếp theo sẽ là soạn hồ sơ. Theo đó, thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  3. Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 
  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Đối với công ty TNHH một thành viên:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên/ công ty cổ phần

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Đối với công ty Hợp danh

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Riêng đối với các loại hình công ty khác nhau thì sẽ có thêm một số tài liệu khác như:

  • Với loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên:

Sẽ không cần thêm loại giấy tờ nào nữa nhưng đối với giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp thì phải tuân thủ theo Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ.

  • Với loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Cần thêm danh sách thành viên và số lượng thành viên của công ty không được ít hơn 02 người và không được quá 50 người. Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân thủ mẫu theo Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ.

Cần có danh sách cổ đông sáng lập của công ty và phải có ít nhất 03 chủ thể và Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân thủ mẫu theo Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ

  • Với loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:

Trong giấy đề nghị phải thể hiện rõ số lượng thành viên hợp danh khi thành lập là không ít hơn 02 thành viên hợp danh. Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân tủ mẫu theo Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ

  • Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân:

Không cần có Điều lệ công ty và không có các giấy tờ pháp lý của tổ chức thành lập doanh nghiệp tư nhân vì tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. Liên quan đến Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân thì sẽ phải theo mẫu tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ

3. Thủ tục thành lập Doanh Nghiệp, công ty,

  1. Nộp hồ sơ thành lập công ty
  • Sau khi đã chuẩn bị đấy đủ một bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên thì người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

2. Nhận kết quả mở công ty

  • Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và gửi thông báo cho công ty về hồ sơ đã hợp lệ hay chưa và có cần sửa đổi bổ sung hay không. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có thể đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu điện.

3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, tiến hành đóng lệ phí thành lập. Sau đó, doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký (gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh) lên Cổng thông tin quốc gia.

4. Khắc con dấu doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020

Đây là một bước không thể thiếu trong thủ tục thành lập công ty. Nếu không có con dấu thì công ty khổng thể đi vào hoạt động, các giấy tờ của công ty không được đóng dấu thì sẽ không có hiệu lực pháp luật. Khi thực hiện khắc con dấu thì người đi khắc dấu cần phải tìm chỗ khắc dấu uy tín để đảm bảo chất lượng con dấu. Trên con dấu phải có đầy đủ tên công ty, địa chi công ty (bao gồm quận/ huyện, tỉnh/thành phố), mã số thuế.

Theo quy định mới hiện tại thì doanh nghiệp Không cần làm Thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh , văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

4. Thủ tục cần làm sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp

  1. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
  2. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư (hoặc Cơ quan thuế tùy thời điểm theo yêu cầu Quy định Luật);
  3. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  4. Làm biển hiệu treo tại trụ sở;
  5. Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  6. Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh.

Dịch Vụ Tư Vấn thành lập công ty Tại Luật Beta

BETALAW đã giới thiệu đến quý khách hàng toàn bộ quy trình, hồ sơ thủ tục thành lập công ty theo quy định mới nhất hiện nay. Qúy khách hàng có nhu cầu tìm dịch vụ hỗ trợ tư vấn thủ tục thành lập công ty hoặc cần tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp có thể liên hệ công ty BETALAW để được hỗ trợ.

Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty BETALAW thông qua:

Hotline: 0931.206.506 HOẶC 0766.61.64.68

Emai: info.betalaw@gmail.com