1. Thế nào là địa điểm kinh doanh ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020:
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Hiểu một cách cụ thể thì địa điểm kinh doanh là nơi để cho doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân của công ty và không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
2. Khi nào cần thành lập địa điểm kinh doanh ?
- Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính khác tỉnh/Thành phố hoặc cùng tỉnh/Thành phố.
- Muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng.
- Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh và lại có thể được hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hoặc cùng tỉnh, cổ phần hoặc TNHH.

3. Những thông tin quan trọng khi thành lập địa điểm kinh doanh
Lựa chọn tên địa điểm kinh doanh
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Lựa chọn trụ sở địa điểm kinh doanh
Địa chỉ địa điểm kinh doanh đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nghành nghề kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ. Nhưng trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh. Ngành ngthể hiện trên trang dangkykinhdoanh.gov.vn
4. Các vấn đề lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh
Theo Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
- Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Như vậy:
- Pháp luật không giới hạn số lượng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; chỉ cần đảm bảo thành lập đúng quy định của luật Doanh nghiệp.
- Hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
- Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
5. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/ Người đứng đầu chi nhánh ký (theo mẫu Phụ lục II-7 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy tờ ủy quyền cho tổ chức/ cá nhân thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Tỉnh/TP nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh; hoặc có thể nộp online qua cổng thông tin https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ
Trong thời hạn 03-05 ngày làm việc cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ; hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) kể từ khi nhận được hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, đến Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh/Thành Phố nhận kết quả.
6. Căn cứ pháp lý về việc thành lập địa điểm kinh doanh công ty
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐ
7. Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh công ty tại BETALAW
Các tài liệu khách hàng cần cung cấp
- Bản chụp Giấy phép kinh doanh công ty hiện tại
- Địa chỉ lập địa điểm kinh doanh
- Bản chụp CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh công ty, doanh nghiệp
Betalaw tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý.
Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thay mặt Khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này.
- Hỗ trợ Khách hàng trong việc giải trình, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng.
Nếu bạn quan tâm đến thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích.
Hãy gọi ngay cho BETALAW nhé!:
Hotline: 0766.61.64.68 hoặc 0931.206.506
Emai: info.betalaw@gmail.com